Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại hiện đang phải đối mặt. Trong khi đó, lưu vực sông Mê Công cũng được coi là một trong những khu vực chịu tác động mạnh mẽ bởi BĐKH, và những tác động tiềm tàng của nó sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến đa dạng sinh học và sinh kế của người dân trong lưu vực, và từ đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trong lưu vực. Đối với Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một trong năm khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do BĐKH, BĐKH được coi là vấn đề trọng tâm, được quan tâm sâu sắc trong tất các các chiến lược, kế hoạch hành động, nghị quyết của Chính phủ liên quan đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Do vậy, theo sáng kiến của Việt Nam với sự đồng tình cao của của các quốc gia thành viên khác trong bối cảnh toàn cầu chủ động ứng phó với BĐKH, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế đã xây dựng và thực hiện Chương trình Sáng kiến thích ứng BĐKH (CCAI) từ năm 2009. Chương trình có mục tiêu là trợ giúp các quốc gia trong kế hoạch và thực hiện thích ứng BĐKH được định hướng bởi các kế hoạch và chiến lược đã được điều chỉnh tại các cấp độ
Do là vấn đề toàn cầu, CCAI được coi là một chương trình trọng điểm của Ủy hội và đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ nhiều nhà tài trợ khác nhau (Úc, Đan Mạch, Đức, Lúc-xem-bua, Thụy Điển, Phần Lan, Cộng đồng Châu Âu…) cùng với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trên thế giới tham gia.
Chương trình Sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu được thiết kế tập trung vào các lĩnh vực:
Trước việc hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng rõ và trong xu thế toàn cầu thích ứng với biến đổi khí hậu, Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã nhanh chóng lồng ghép lĩnh vực hợp tác quan trọng này vào chương trình công tác của mình mặc dù không được đề cập trong Hiệp định Mê Công 1995 và đạt được nhiều thành quả to lớn, cụ thể là: (1) Xây dựng Chiến lược Thích ứng Biến đổi Khí hậu và Kế hoạch Hành động cho Hạ lưu vực sông Mê Công (2017); (2) Xây dựng được các kịch bản biến đổi khí hậu và tác động lên các lĩnh vực trong lưu vực; (3) Xây dựng một Hệ thống chỉ tiêu quan trắc và đánh giá về biến đổi khí hậu, (4) Lồng ghép được kiến thức và kinh nghiệm của thế giới các kết quả nghiên cứu phân tích của Ủy hội về thích ứng biến đổi khí hậu vào các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án có ảnh hưởng xuyên biên giới, các chiến lược và kế hoạch phát triển ở cấp quốc gia, tăng cường hợp tác vùng và quốc tế, giúp tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho Ủy hội vv…; (5) Thực hiện một số dự án điểm về thích ứng biến đổi khí hậu tại các quốc gia thành viên để làm cơ sở xây dựng các chương trình kế hoạch thích ứng phù hợp tại cac quốc gia.
Ngoài ra, Chương trình đã thực hiện đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng sinh học, nhằm giúp đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo cân bằng sinh thái cho phát triển bền vững.
Đối với Việt Nam, Chương trình Biến đổi khí hậu trong thời gian thực hiện đã có những đóng góp đáng kể, có thể kể đến như:
Trong bối cảnh có nhiều hiện tượng của biến đổi khí hậu xuất hiện với tần xuất và cường độ ngày càng lớn, Chương trình Biến đổi khí hậu cần ưu tiên: (1) Tiếp tục hoàn thiện các phương pháp và công cụ cho đánh giá và lập kế hoạch thích ứng và dữ liệu về BĐKH; (2) Thực hiện thí điểm các hoạt động thích ứng biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia; (3) Tăng cường năng lực trong quản lý và thích ứng BĐKH; (4) Hoàn thiện Chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu với các định hướng lồng ghép biến đổi khí hậu vào chiến lược, kế hoạch phát triển ở cấp quốc gia; (5) Tăng cường hợp tác vùng và hợp tác quốc tế, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính.