Giao thông thủy – VNMC
TTCP Nguyễn Xuân Phúc

Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hoà bình, là kết nối sinh tồn, bền vững, thịnh vượng, đến muôn đời các quốc gia, người dân trong khu vực.

Hội nghị cấp cao lần thứ 3 MRC
Siêm Riệp ngày 5.4.2018

Lịch
< Tháng Mười Hai 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
Thời tiết hôm nay
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon

Chung nhan Tin Nhiem Mang

(Tin được truy cập lần thứ :5 Trong tổng số :609762 Lượt truy cập web)

Từ nhiều thế kỷ trước, vận tải thủy trên hệ thống sông Mê Công được xem là hình thức giao thông chính giữa cộng đồng dân cư tại các nước ven sông. Với lợi thế giá thành rẻ và có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, ngày nay giao thông thủy trên sông Mê Công vẫn rất được coi trọng trong hệ thống giao thông vận tải của khu vực.

Do điều kiện địa hình của dòng sông nên vận tải đường thủy trên dòng chính sông Mê Công không thông suốt mà được chia thành hai phần gồm phần sông phía thượng nguồn bắt đầu từ đập Cảnh Hồng (Trung Quốc) đến thác Khôn (của Lào) dài khoảng 2050 km và phần sông phía hạ nguồn từ thác Khôn ra Biển Đông dài khoảng 760 km. Bên cạnh đó, do địa hình lòng sông nhiều đá, thác ghềnh nên khả năng giao thông đường thủy mùa khô khó khăn và chi phí đầu tư phát triển rất lớn (cảng, nạo vét lòng sông, hệ thống phao tiêu biển báo…) nên hiện nay các quốc gia ven sông chỉ tập trung khai thác hai tuyến giao thông thương mại với khả năng thông thuyền 500 tấn vào hai tuyến chính là từ cảng Simao (Vân Nam, Trung Quốc) đến các cảng Hủa Xay (Lào) và Chiềng Khong (Thái Lan) dài 590 km, và từ Phnôm Pênh (Campuchia) – Cái Mép dài 368 km.

Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế – xã hội, hệ thống giao thông thủy trên dòng chính sông Mê Công cũng nhanh chóng phát triển với sự tăng nhanh về số lượng phương tiện tàu thuyền, các bến cảng và công trình hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch… và kéo theo mối quan tâm ngày càng tăng về những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn giao thông và môi trường như độ kém an toàn của các phương tiện nhất là khi chuyên chở các hàng hóa độc hai, hệ thống tín hiệu biển báo không đồng bộ, chất thải từ các phương tiện xuống sông, sự cố tràn dầu vv…

Nhận thức được tầm quan trọng và những thách thức của ngành giao thông thủy trong phát triển bền vững, từ năm 2003 Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác về giao thông thủy nhằm hỗ trợ các quốc gia ven sông thực hiện quyền tự do giao thông thủy trên dòng chính sông Mê Công, hợp tác phát triển vận tải thủy an toàn, có hiệu quả, và bền vững về môi trường thông qua các hoạt động chính: (i) Xây dựng Quy hoạch tổng thể vận tải đường thủy khu vực trên lưu vực sông Mê Công; (ii) xây dựng Kế hoạch hành động khu vực về hàng hóa nguy hiểm; (iii) hỗ trợ đàm phán và thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy; và (iv) xây dựng các quy tắc chung cho Lào và Thái Lan về an toàn và phòng chống ô nhiễm đường thủy trên sông Mê Công.

Với sự tài trợ kinh phí từ Vương quốc Bỉ và Chính phủ Úc, lĩnh vực giao thông thủy đã đạt được một số kết quả chính như sau:

– Hoàn thành các báo cáo khảo sát về điều kiện giao thông thủy cho tất cả các tuyến (Hủa Sai Luông Phrabang – Pắc Xế; Kampông Chàm – Phnôm Pênh – Biên giới Việt Nam và Campuchia – ra đến Biển Đông).

– Hoàn thành báo cáo về tình hình giao thông thuỷ trên các dòng nhánh trong vùng hạ lưu vực góp phần triển khai thực hiện Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thoả thuận.

– Xây dựng Hướng dẫn thiết kế âu thuyền cho các công trình thủy điện trên dòng chính Mê Công nhằm thực hiện Điều 9 Hiệp định Mê Công 1995. Hướng dẫn này đã được áp dụng đối với công trình thủy điện dòng chính Xaynhabuly với âu thuyền thiết kế cho phép tàu thuyền có tải trọng 500 tấn qua lại.

– Nghiên cứu về khung pháp lý giao thông thuỷ đoạn sông phía dưới Luông Phrabang giữa Lào -Thái.

– Lắp đặp hệ thống phao tiêu biển báo đã được bổ sung và lắp đặt tại các tuyến Hủa Sai –Luông Phrabang – Viên Chăn; Kampong Cham – Phnôm Pênh; Phnôm Pênh – Siêm Riệp; Phnôm Pênh – Biên giới Việt Nam và Campuchia; Bassac – Vàm Nao.

Đối với Việt Nam, lĩnh vực hợp tác về Giao thông thủy của Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã đóng góp chung vào sự phát triển của ngành đường thủy vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, với các kết quả chủ yếu sau:

– Tăng cường hợp tác với các tổ chức liên quan đến giao thông thủy trong vùng và đặc biệt với các quốc gia thượng lưu đối với Việt Nam, lĩnh vực hợp tác về Giao thông thủy của Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã đóng góp chung vào sự phát triển của ngành đường thủy vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, với các kết quả chủ yếu sau

– Hỗ trợ kỹ thuật cho việc ký kết và triển khai thực hiện Hiệp định giao thông thuỷ Việt Nam – Campuchia.

– Lắp đặt và hướng dẫn các cơ quan liên quan vận hành và quản lý theo công nghệ tiên tiến cho các 30 phao tiêu báo hiệu đường thủy trên nhánh Vàm Nao lên sát biên giới Việt Nam – Campuchia.

– Khảo sát điều kiện giao thông thủy và xây dựng Hải đồ điện tử (ENC) từ biên giới Việt Nam – Campuchia ra đến cửa biển.

– Lắp đặt và đưa vào sử dụng hai trạm triều ký Định An (cửa sông Hậu) và Cửa Tiểu (cửa sông Tiền) cung cấp các thông tin cập nhật về mực nước.

– Tăng cường năng lực cho các cơ quan thông qua việc tham dự hội thảo, tham vấn, diễn đàn và khảo sát, nghiên cứu thực tế.

Trong thời gian tới, Ủy hội sông Mê Công quốc tế sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện Hiệp định giao thông thuỷ Việt Nam – Campuchia và hoàn thiện khung quy định về luật giao thông thủy giữa Lào và Thái Lan; thống nhất cả quy định khác như tiêu chuẩn tầu sông, tiêu chuẩn tuyến luồng cho toàn tuyến sông Mê Công từ Trung Quốc ra đến biển. Bên cạnh đó, Quy hoạch tổng thể về phát triển giao thông thủy vùng Hạ lưu vực sông Mê Công đã được Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế thông qua tại Phiên họp lần thứ 27 sẽ làm cơ sở để Ủy hội tiếp tục hỗ trợ các quốc gia thành viên cải thiện mạng lưới giao thông thủy và tạo tiền đề thu hút đầu tư vào các dự án phát triển bền vững trong khu vực.