Giới thiệu chung
Sông Mê Công với chiều dài 4.909 km, bắt nguồn từ vùng núi cao Thanh Hải (Trung Quốc) ở độ cao 5224m, chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông. Với diên tích lưu vực 795.000 km2, hàng năm sông Mê Công sinh ra tổng lượng dòng chảy khoảng 475 tỷ m3. Lượng nước phong phú kết hợp với thế năng lớn của dòng chảy đã tạo nên một lưu vực Mê Công có một tiềm năng về thủy điện rất lớn.
(Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mê Công – MRCS, 2010)
Từ nhiều thập niên trước, các quốc gia có tiềm năng thủy điện đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các nhà máy thủy điện tập trung trên các dòng nhánh. Đến nay các dự án thủy điện trên các dòng nhánh của sông Mê Công phát triển hết sức mạnh mẽ với khoảng 100 dự án ở Lào, 7 dự án của Thái Lan, Việt Nam và Campuchia mỗi nước có 14 dự án đã và đang được nghiên cứu xây dựng . Ở trên dòng chính, riêng phía Trung Quốc hiện có 4 nhà máy thủy điện lớn đang vận hành, đến năm 2020 sẽ có tổng cộng 8 nhà máy thủy điện lớn được đưa vào khai thác với tổng công suất 15.650 MW và hệ thống hồ chứa có tổng dung tích khoảng trên 40 tỷ m3. Gần đây 02 trong số,11 dự án thủy điện đập dâng trên dòng chính sông Mê Công là Xay-nha-bu-ly và Đôn-sa Hồng của Lào đã được xây dựng và đưa vào vận hành cho dù có nhiều ý kiến đề nghj tạm dừng xây dựng các công trình này cho tới khi đánh giá được đầy đủ các tác động tiềm tàng mà các công trình này gây ra. Hiện nay việc nghiên cứu tác động của từng dự án và cả bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Mê Công vẫn đang được các bên tiến hành.(Báo cáo Đánh giá tác động môi trường chiến lược thủy điện dòng chính Mê Công – MRCS, 2010)
Việc phát triển thủy điện trên lưu vực sông Mê Công đóng góp quan trọng cho nhu cầu năng lượng phục vụ nền kinh tế của mỗi nước. Tuy vậy các dự án này đều được cho rằng sẽ có những tác động và ảnh hưởng tiêu cực tới các nước hạ lưu, đặc biệt là những ảnh hưởng đến dòng chảy, phù sa và dinh dưỡng, sản lượng thủy sản và sinh kế của người dân ven sông.
Trước tình hình phát triển thủy điện ồ ạt trên lưu vực, nhằm đáp ứng được mục tiêu của Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công năm 1995 (Hiệp định Mê Công 1995), từ năm 2007-2008 Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) đã xác lập Sáng kiến Thủy điện Bền vững (ISH) với mục tiêu chính: “Hỗ trợ các nước thành viên trong việc quyết định Phát triển và Quản lý thủy điện trên cơ sở Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước trên toàn lưu vực, thông qua các cơ chế được thiết lập của MRC và các hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với Hiệp định Mê Công 1995“.
Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, 4 nhiệm vụ chính của ISH được đưa ra:
Các đóng góp chính của ISH cho hợp tác Ủy hội sông Mê Công quốc tế là:
Trong thời gian tới, ISH tiếp tục tập trung vào các hoạt động ưu tiên sau: