Diễn đàn Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương lần thứ hai – VNMC
TTCP Nguyễn Xuân Phúc

Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hoà bình, là kết nối sinh tồn, bền vững, thịnh vượng, đến muôn đời các quốc gia, người dân trong khu vực.

Hội nghị cấp cao lần thứ 3 MRC
Siêm Riệp ngày 5.4.2018

Lịch
< Tháng Mười Một 2023 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30      
Thời tiết hôm nay
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
(Tin được truy cập lần thứ :5 Trong tổng số :609762 Lượt truy cập web)

Tiếp theo thành công của Diễn đàn Hợp tác tài nguyên nước Mê Công – Lan Thương lần thứ nhất diễn ra vào tháng 11 năm 2018 tại Côn Minh, Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công – Lan Thương lần thứ hai đã được tổ chức vào ngày 7-8 tháng 12 năm 2021 theo hình thức trực tuyến.

Với chủ đề “Hợp tác giải quyết những thách thức và thúc đẩy sự phát triển chung”, Diễn đàn được tổ chức nhằm tiếp tục tăng cường đối thoại chính sách, trao đổi kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước giữa 6 quốc gia thành viên, tăng cường việc thực hiện các quyết định của lãnh đạo Cấp cao Hợp tác Mê Công – Lan Thương và những thỏa thuận tại các Hội nghị Bộ trưởng, trong đó tập trung vào việc thúc đẩy việc cải thiện sinh kế của người dân thông qua Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công – Lan Thương.

Tham dự Phiên khai mạc Diễn đàn gồm các Bộ trưởng của các quốc gia Hợp tác Mê Công-Lan Thương là Campuchia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Phiên họp do Bộ trưởng Lý Quốc Anh, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc chủ trì.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà tham dự Phiên khai mạc diễn đàn

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng lưu vực sông Mê Công-Lan Thương, nơi sinh sống của hơn 60 triệu người, đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng ngày càng gia tăng như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường và mất đa dạng sinh học. Vì vậy, các quốc gia cần hành động cùng nhau và kịp thời để có thể vượt qua những thách thức đó, bảo vệ sự thịnh vượng và văn hóa chung của các dân tộc. Để hợp tác tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương ngày càng có hiệu quả và mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia ven sông, Bộ trưởng kiến nghị Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương cần xây dựng một kế hoạch phát triển tổng hợp và bền vững cho toàn bộ lưu vực trên cơ sở xem xét các điều kiện cụ thể và lợi ích của mỗi nước thành viên; tăng cường quan hệ đối tác giữa các chính phủ và tất cả các bên liên quan, bao gồm các tổ chức khu vực và quốc tế, cộng đồng khoa học, doanh nghiệp, xã hội dân sự; các chính sách và hành động về quản lý tài nguyên nước phải phù hợp với các mục tiêu nhằm phục hồi nền kinh tế xanh sau đại dịch Covid-19, phát triển bền vững trên cơ sở các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) và  các cam kết đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26).

Bộ trưởng khẳng định “Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với các nước để thực hiện những quyết định của Lãnh đạo cao nhất của các quốc gia thành viên và thúc đẩy hợp tác với tất cả các đối tác để sông Mê Công – Lan Thương trở thành dòng sông của những nền văn hóa giàu bản sắc và kết nối, của tình hữu nghị và hợp tác, hội nhập và phát triển”.             Sau Phiên khai mạc là 6 phiên thảo luận chuyên đề với sự tham gia của các đại diện của các bộ, ngành liên quan của 6 quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế, các trường đại học và viện nghiên cứu…. Các đại biểu đã tập trung thảo luận về các lĩnh vực khác nhau, bao gồm Hợp tác và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới; Vai trò và sự tham gia của thanh niên trong Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công – Lan Thương; Bảo tồn tài nguyên nước và Phát triển xanh; Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước và Thích ứng Biến đổi Khí hậu; Khu vực nông thôn, Bảo tồn nước và cải thiện sinh kế; và Phát triển thủy điện bền vững và an ninh năng lượng. Các đại biểu tham dự Diễn đàn đã đánh giá cao các thành tựu của Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công – Lan Thương đã đạt được trong thời gian qua, chỉ ra các khó khăn, thách thức mà Lưu vực Mê Công-Lan Thương đang phải đối mặt, đồng thời khẳng định chỉ có sự chung tay, hợp tác chặt chẽ của tất cả các quốc gia trong lưu vực mới có thể giải quyết được những khó khăn, thách thức đó; hợp tác quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia, giúp các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.Các đại biểu kiến nghị các quốc gia thành viên Hợp tác Mê Công-Lan Thương cần xác định mục tiêu của hợp tác tài nguyên nước là phát triển bền vững kinh tế-xã hội của lưu vực sông trên cơ sở hài hòa giữa con người và tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước và thúc đẩy phát triển xanh, chất lượng cao của lưu vực Mê Công-Lan Thương; thúc đẩy thực hiện Nghiên cứu chung về diễn biến thay đổi điều kiện thuỷ văn sông Mê Công-Lan Thương và chiến lược thích ứng; tăng cường sự tham gia các bên liên quan vào hợp tác tài nguyên nước Mê Công-Lan Thương; tăng cường chia sẻ thông tin số liệu và kinh nghiệm về tài nguyên nước sông Mê Công-Lan Thương, đặc biệt cần thúc đẩy quá trình hoàn thiện Cơ chế Chia sẻ Thông tin Hợp tác Tài nguyên nước Mê Công – Lan Thương; tăng cường và mở rộng hợp tác với các cơ chế hợp tác tiểu vùng, các tổ chức quốc tế.