Bản tin nửa đầu tháng 11/2024 diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long – VNMC
TTCP Nguyễn Xuân Phúc

Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hoà bình, là kết nối sinh tồn, bền vững, thịnh vượng, đến muôn đời các quốc gia, người dân trong khu vực.

Hội nghị cấp cao lần thứ 3 MRC
Siêm Riệp ngày 5.4.2018

Lịch
< Tháng Mười Hai 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
Thời tiết hôm nay
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon

Chung nhan Tin Nhiem Mang

(Tin được truy cập lần thứ :5 Trong tổng số :609762 Lượt truy cập web)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế, dự báo tổng lượng mưa trong nửa đầu tháng 11/2024 trên lưu vực sông Mê Công ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN khoảng 3 đến 5 %. Các hồ trên sông Lan Thương đang chứa ở mức khoảng 95% tổng dung tích hữu ích, các hồ ở Hạ lưu vực sông Mê Công cũng đang chứa ở mức khoảng 80% dung tích hữu ích và có thể sẽ tiếp tục phát điện như hiện nay. Dự kiến dòng chảy về đến Kra-chê sẽ giảm dần do lưu vực đang bước vào giai đoạn chuyển mùa, do đó tổng lượng dòng chảy qua trạm Kra-chê trong nửa đầu tháng 11/2024 được dự báo biến động trong khoảng từ 16 tỷ m3 đến 19 tỷ m3, trong khi lượng nước trữ ở Biển Hồ hiện tại là 39,1 tỷ m3 tiếp tục chảy ra đóng góp vào dòng chính sông sông Mê Công. Kết hợp các thông tin trên với dự báo thủy triều, tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong nửa đầu tháng 11/2024 được nhận định như sau:

  1. Chế độ dòng chảy tại trạm Tân Châu

Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong nửa đầu tháng 11/2024 được nhận định sẽ biến động theo thủy triều trong khoảng từ 2,4 m đến 2,8m, ở mức cao hơn so với TBNN(Xem hình dưới).

Hình Nhận định mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu nửa đầu tháng 11/2024

Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Tân Châu trong nửa đầu tháng 11/2024 được nhận định là sẽ biến động trong khoảng 15.000 m3/s đến 18.800 m3/s, ở mức cao hơn TBNN (Xem hình dưới).

Hình Nhận định lưu lượng tới trạm Tân Châu nửa đầu tháng 11/2024

Tổng lượng dòng chảy trong nửa đầu tháng 11/2024 qua trạm này được nhận định sẽ ở mức từ 21,9 tỷ m3 đến 23,4 tỷ m3, ở mức cao hơn TBNN nhưng tương đương so với cùng kỳ năm 2023 (Xem hình dưới).

Hình Nhận định tổng lượng dòng chảy tại trạm Tân Châu nửa đầu tháng 11/2024

  1. Chế độ dòng chảy tại trạm Châu Đốc

Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Châu Đốc trong nửa đầu tháng 11/2024 được nhận định là sẽ biến động trong khoảng từ 2,2 m đến 2,5 m, ở mức thấp hơn so với báo động lũ cấp I (Xem hình dưới).

Hình Nhận định mực nước lớn nhất ngày tại trạm Châu Đốc nửa đầu tháng 11/2024

Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Châu Đốc trong nửa đầu tháng 11/2024 được nhận định là sẽ biến động trong khoảng 2.500 m3/s đến 3.800 m3/s (Xem hình dưới).

Hình Nhận định lưu lượng tới trạm Châu Đốc nửa đầu tháng 11/2024

Tổng lượng dòng chảy trong nửa đầu tháng 11/2024 qua trạm Châu Đốc được nhận định sẽ ở mức từ 4,5 tỷ m3 đến 4,8 tỷ m3 ở mức tương đương với giá trị TBNN nhưng thấp hơn so với năm 2023 (Xem hình dưới).

Hình Nhận định tổng lượng dòng chảy tại trạm Châu Đốc nửa đầu tháng 11/2024

Mực nước lớn nhất tại trạm Tân Châu và Châu Đốc được dự báo ở mức dưới báo động I nhưng ở vùng giữa như các trạm Cần Thơ (TP. Cần Thơ), Mỹ Thuận (Vĩnh Long) được dự báo ở mức từ báo động II đến báo động III do kết hợp triều cường, mưa tại chỗ và dòng chảy từ đầu nguồn. Các trạm ven biển phần lớn đạt mức báo động I hoặc cao hơn do triều cường. Với kết quả nhận định ở trên, nguy cơ cao sẽ xảy ra ngập do triều cường kết hợp mưa lũ ở các tỉnh gồm Tp. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, khu vực trung tâm vùng Bán đảo Cà Mau như Tp. Vị Thanh, Tp. Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang, các huyện Phước Long, huyện Hồng Dân, Tp. Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu, x. Ngã Năm, huyện Mỹ Tú của tỉnh Sóc Trăng, các huyện Trần Văn Thời, huyện Thới Bình, Tp. Cà Mau tỉnh Cà Mau. Do đó các địa phương cần chủ động bảo vệ sản xuất ở các chân ruộng trũng và vùng không có đê bao để giảm thiểu rủi ro đồng thời đề phòng tình trạng sạt lở đê bao, bờ bao yếu ở các vùng có nguy cơ ngập lụt.