Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế, dự báo tổng lượng mưa trong tháng 5/2025 trên lưu vực sông Mê Công ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN, chênh lệch so với TBNN khoảng từ -10% đến 15% tùy theo từng tiểu lưu vực. Các hồ trên sông Lan Thương đang trữ nước ở mức tương đối cao, ở mức khoảng 55% tổng dung tích hữu ích; các hồ ở Hạ lưu vực sông Mê Công cũng đang trữ nước ở mức khoảng từ 30 đến 35% dung tích hữu ích và có khả năng tiếp tục duy trì phát điện như hiện nay. Dự báo tổng lượng dòng chảy qua trạm Kra-chê trong tháng 5/2025 biến động trong khoảng từ 10 tỷ m3 đến 15 tỷ m3. Do lượng nước trữ ở Biển Hồ cuối tháng 4 là 1,2 tỷ m3, đang trong thời kỳ ở mức thấp nhất trong năm nên không có khả năng đóng góp bổ sung nguồn nước vào dòng chính sông sông Mê Công trong tháng 5. Diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 5/2025 được nhận định như sau:
Nhận định diễn biến dòng chảy tại Tân Châu
Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong tháng 5/2025 sẽ biến động theo thủy triều, dao động trong khoảng từ 1,1 m đến 1,6 m (Xem hình dưới).
Hình Nhận định mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu tháng 5/2025
Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Tân Châu trong tháng 5/2025 sẽ biến động trong khoảng 4.000 m3/s đến 6.000 m3/s, dao động trong khoảng từ thấp hơn so với TBNN -11% đến cao hơn TBNN 11% và nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 từ 0 đến 20%. (Xem hình dưới).
Hình Nhận định lưu lượng tới trạm Tân Châu tháng 5/2025
Tổng lượng dòng chảy trong tháng 5/2025 tại trạm Tân Châu sẽ ở mức từ 11,9 tỷ m3 đến 15 tỷ m3, dao động trong khoảng từ thấp hơn so với TBNN -11% đến cao hơn TBNN 11% và cao hơn cùng kỳ 2024 từ 2% đến 28% (Xem hình dưới).
Hình Nhận định tổng lượng dòng chảy tại trạm Tân Châu tháng 5/2025
Nhận định diễn biến dòng chảy tại trạm Châu Đốc
Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Châu Đốc trong tháng 5/2025 sẽ biến động trong khoảng từ 1,2 m đến 1,7 m (Xem hình dưới).
Hình Nhận định mực nước lớn nhất ngày tại trạm Châu Đốc tháng 5/2025
Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Châu Đốc trong tháng 5/2025 sẽ biến động trong khoảng 490 m3/s đến 900 m3/s, dao động trong khoảng từ thấp hơn 10% đến cao hơn 15% so với TBNN, và cao hơn cùng kỳ năm 2024 khoảng từ 0 đến 20% (Xem hình dưới).
Hình Nhận định lưu lượng tới trạm Châu Đốc tháng 5/2025
Tổng lượng dòng chảy trong tháng 5/2025 qua trạm Châu Đốc được nhận định sẽ ở mức từ 1,6 tỷ m3 đến 2,1 tỷ m3, dao động trong khoảng từ thấp hơn so với TBNN 12% đến cao hơn TBNN +15% và cao hơn cùng kỳ 2024 từ 0% đến 30% (Xem hình dưới).
Hình Nhận định tổng lượng dòng chảy tại trạm Châu Đốc tháng 5/2025
Diễn biến mặn ĐBSCL có thể đã qua thời kỳ xâm nhập mặn lớn nhất và đang có xu thế giảm. Tuy nhiên, do lượng nước về từ thượng lưu còn ở mức thấp nên xâm nhập mặn vẫn có khả năng ở mức cao và tiếp tục ảnh hưởng đến cuối tháng 5. Dự báo chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các sông chính: Vàm Cỏ Tây từ 32 km đến 52 km; sông Tiền từ 30 đến 40 km; sông Hậu từ 27 km đến 37 km.
Tình hình xâm nhập mặn vẫn còn diễn biến phức tạp, các địa phương cần tiếp tục chủ động giám sát mặn, cập nhật các thông tin dự báo mặn để chủ động điều tiết mặn ngọt phục vụ sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các tác hại khác của hạn mặn trên địa bàn.