Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước Mê Công (M-IWRMP) – VNMC
TTCP Nguyễn Xuân Phúc

Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hoà bình, là kết nối sinh tồn, bền vững, thịnh vượng, đến muôn đời các quốc gia, người dân trong khu vực.

Hội nghị cấp cao lần thứ 3 MRC
Siêm Riệp ngày 5.4.2018

Lịch
< Tháng Chín 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
Thời tiết hôm nay
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon

Chung nhan Tin Nhiem Mang

(Tin được truy cập lần thứ :5 Trong tổng số :609762 Lượt truy cập web)

Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công là hợp phần quốc gia của Dự án vùng “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng Mê Công” (M-IWRM) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Tại Việt Nam, Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, trong đó Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam lf đầu mối với sự tham gia của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước và được thực hiện trong thời gian từ 2014 đến 2020.

Với mục tiêu chung của Dự án vùng là tăng cường thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở hạ lưu vực sông Mê Công phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững, Hợp phần quốc gia của Việt Nam có các mục tiêu cụ thể là (a) hỗ trợ Ủy ban lưu vực sông Sê San-Srepok đi vào hoạt động; (b) tăng cường giám sát tài nguyên nước ở khu vực Tây Nguyên và khu vực ĐBSCL, đặc biệt ở các khu vực gần biên giới với Campuchia và Lào; và (c) tăng cường hệ thống khí tượng thủy văn và cảnh báo sớm ở khu vực Tây Nguyên.

Dự án được thực hiện trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyênvà các tinh biên giới vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bao gồm 03 hợp phần chính:

Hợp phần 1: Hỗ trợ xây dựng thể chế trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bao gồm (a) Thành lập Tổ chức lưu vực sông Sê San – Srê-pốk và đưa Tổ chức lưu vực sông đi vào hoạt động; (b) Hỗ trợ lập quy  hoạch LVS và các nghiên cứu; (c) Hỗ trợ giám sát và (d) Tăng cường năng lực.

Hợp phần 2: Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước vùng biên giới với Campuchia và Lào ở lưu vực sông Mê Công và thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nước hiện đại cho vùng lưu vực sông Mê Công của Việt Nam, bao gồm: (a) Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước vùng biên giới với Campuchia và Lào tại đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; (b) Thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nước tích hợp ở lưu vực sông Mê Công của Việt Nam.

Hợp phần 3: Tăng cường mạng lưới thông tin khí tượng thủy văn, hệ thống dự báo và cảnh báo lũ ở Tây Nguyên, bao gồm (a) Tăng cường và hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn và hệ thống cảnh báo, dự báo lũ vùng Tây Nguyên; (b) Tăng cường thể chế và năng lực; và (c) Tích hợp vào hệ thống cảnh báo sớm và dự báo của toàn vùng;

Thành quả đạt được của Dự án đối với Việt Nam gồm:

  • Đã hỗ trợ thành lập Tiểu ban lưu vực sông Sê San – Srê-pốk thuộc Ủy ban sông Mê Công Việt Nam tại Quyết định số 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08 tháng 5 năm 2020, về việc quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.
  • Thiết lập được Hệ thống thông tin và mô hình toán cho lưu vực sông 2S (Sê San – Srê-pốk) ở Tây Nguyên (DSS). Hệ thống sẽ cung cấp các hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện các nghiên cứu kỹ thuật và hỗ trợ cho tổ chức lưu vực sông để quản lý phần lưu vực sông Sê San – Srê-pốk (2S) thuộc lãnh thổ Việt Nam.
  • Tăng cường mạng lưới khí tượng thủy văn và hệ thống dự báo cảnh báo lũ tại khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (nâng cấp 12 trạm khí tượng và 6 trạm thủy văn hiện có; xây mới 8 trạm thủy văn và đầu tư 10 điểm thu nhận thông tin để thu thập số liệu khí tượng thủy văn và tài nguyên nước), qua đó nâng cao năng lực của Việt Nam nhằm giám sát tài nguyên nước trên lưu vực sông Sê San và Srêpốk đồng thời trực tiếp hỗ trợ Việt Nam hiện thực Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 90/QĐ-TTg, ngày 12/ 01/2016) thông qua tăng cường mạng lưới Khí tượng thủy văn ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu long. Bên cạnh đó, việc hiện đại hoá và nâng cấp hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên nước tại khu vực biên giới với các nước trong lưu vực sông Mê Công (bao gồm lưu vực sông Sê San và Srêpốk) sẽ cung cấp các thông tin kịp thời và chính xác về tình trạng tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, là cơ sở để Chính phủ Việt Nam đàm phán giải quyết các vấn đề xuyên biên giới.
  • Nâng cao năng lực của Việt Nam về thể chế, quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhằm thực hiện các thủ tục hợp tác cấp vùng về quản lý tài nguyên nước đã ký kết cũng như đóng góp vào việc giám sát chất lượng nước trên toàn lưu vực, thực hiện thủ tục giám sát sử dụng nước (PWUM) của Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
  • Hỗ trợ thực hiện chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, trong đó nhấn mạnh đến tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong lưu vực sông Mê Công nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công, sớm hình thành cơ chế chia sẻ nguồn nước xuyên biên giới. Qua đó, kết quả thực hiện Dự án phù hợp với việc tham gia và thực hiện các hiệp ước quốc tế và khu vực, điển hình là thực hiện Hiệp định Hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công 1995 với các quy chế sử dụng nước của Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các quốc gia thành viên.
  • Hoàn thành xây dựng dự thảo Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Sê San và Srêpốk, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao: “Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk” tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 18/02/2014 về triển khai thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) phát triển Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020; “Tăng cường vai trò điều tiết nước mặt, cắt lũ, tưới tiêu và cung cấp điện…xây dựng các trạm quan trắc trên các lưu vực sông chính” tại Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây nguyên đến 2030.