Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) khẳng định tính cấp bách trong tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin và số liệu hiệu quả, tin cậy và có thể truy cập được nhằm giúp Ủy hội và các quốc gia thành viên thực hiện Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững Lưu vực sông Mê Công, ký tại Chiềng Rai, Thái Lan ngày 5 tháng 4 năm 1995. Do vậy, tháng 12 năm 2006, Chương trình Quản lý Thông tin và Kiến thức (IKMP) được thành lập với mục tiêu là xây dựng nền tảng vững chắc cho các sản phẩm, hệ thống và dịch vụ về thông tin, số liệu và kiến thức về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mê Công.
Là chương trình xuyên suốt của MRC, IKMP kế thừa các thành tựu trong điều tra, thu thập, quản lý số liệu cơ bản về lưu vực sông Mê Công. Bằng việc ký kết Thủ tục Trao đổi và Chia sẻ Thông tin và Số liệu (PDIES, 2001), Thủ tục Theo dõi Sử dụng nước (PWUM, 2003) và các Thủ tục và Hướng dẫn Kỹ thuật khác, các yêu cầu về giám sát, thu thập, xử lý, quản lý, trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu càng trở lên cấp bách hơn.
Giai đoạn 1 của IKMP (2007–2011) với sự tài trợ của các Chính phủ Phần Lan, Ôxtrâylia và Pháp. Giai đoạn 2 (2012 -2015) đang được thực hiện với tài trợ tiếp tục của các Chính phủ Phần Lan, Pháp và hỗ trợ mới của Dự án Quản lý Tổng hợp Tài nguyên nước Mê Công (M-IWRM).
Giai đoạn 2, IKMP có 5 hợp phần là:
Các hoạt động chính của IKMP tập trung vào:
Đến nay IKMP đã có các sản phẩm và dịch vụ số liệu hỗ trợ lập quy hoạch, phân tích, đánh giá tác động, ra quyết định và thực thi vai trò của MRC. Các sản phẩm chính bao gồm hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn kể cả thu nhận số liệu thời gian thực, cơ sở dữ liệu, mô hình toán, mạng lưới trao đổi và chia sẻ thông tin, số liệu và kiến thức trong đó có Cổng thông tin MRC.
Với Việt Nam, IKMP đã có các hỗ trợ quan trọng như: (1) Các cơ quan thành viên của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã tiếp nhận, sử dụng sản phẩm, công nghệ, thông tin, cáccơ sở dữ liệu, bản đồ, công cụ và thiết bị. (2) Nhận số liệu từ mạng quan trắc cho các mục đich quy hoạch, dự báo KTTV, vận hành công trình. (3) Đào tạo cán bộ thông qua nhiều hình thức. (4) Thực hiện các nghiên cứu điểm.
Hiện nay, IKMP đang ưu tiên một số hoạt động bao gồm đo đạc lưu lượng, bùn cát, cập nhật bản đồ thảm phủ 2009/2010, cải thiện nâng cấp bộ công cụ MRC, thực hiện các thủ tục PDIES và PWUM và tăng cường năng lực cán bộ liên quan đến các hoạt động này.