Lưu vực sông Mê Công – VNMC
TTCP Nguyễn Xuân Phúc

Chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác để sông Mê Công mãi là dòng chảy của hoà bình, là kết nối sinh tồn, bền vững, thịnh vượng, đến muôn đời các quốc gia, người dân trong khu vực.

Hội nghị cấp cao lần thứ 3 MRC
Siêm Riệp ngày 5.4.2018

Lịch
< Tháng Chín 2024 >
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
Thời tiết hôm nay
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon
Weather Icon

Chung nhan Tin Nhiem Mang

(Tin được truy cập lần thứ :5 Trong tổng số :609762 Lượt truy cập web)

Đặc điểm địa lý

Sông Mê Công dài 4.763 km bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông. Lưu vực sông Mê Công có tổng diện tích 810,000 km trong đó phần nằm trên lãnh thổ của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là Hạ lưu vực, chiếm trên 77% Mê Công là con sông dài thứ 10 trên thế giới và lớn thứ 12 về tổng lượng dòng chảy hàng năm (đạt khoảng 425 tỷ m (Theo số liệu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế thì giá trị này trước đây là 475 tỷ m.Việt Nam có hai vùng thuộc lưu vực sông Mê Công đó là lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San – Srêpốk.

Tài nguyên thiên nhiên

Ngoài nguồn tài nguyên nước, lưu vực sông Mê Công có tính đa dạng sinh học rất cao, chỉ xếp sau lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ. Dòng chảy sông Mê Công nuôi dưỡng nhiều vùng đất ngập nước đa dạng, đa chức năng trong lưu vực Mê Công và duy trì các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và sinh thái đặc trưng. Đất ngập nước có vai trò quan trọng: là nguồn sống của người dân địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, sản xuất hàng hóa và phát triển du lịch. Ngoài ra,  các vùng đất ngập nước tự nhiên còn mang lại các lợi ích khác như giảm thiểu lũ, trữ nước và làm sạch môi trường.

Những cánh rừng rộng lớn trong lưu vực sông Mê Công là môi trường sinh sống cho hàng ngàn loài động thực vật. Các hệ sinh thái rừng ở lưu vực này rất phong phú với các khu rừng xanh, rừng trên núi, rừng cây rụng lá, cây bụi, cây lấy gỗ và rừng đước. Rừng cung cấp vật liệu xây dựng và các sản phẩm ngoài gỗ là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn và nguồn thị trường các sản phẩm động, thực vật như thức ăn, dược liệu và các loại khác.

Hạ lưu vực sông Mê Công là một trong những vựa cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới với khoảng 850 loài cá và sản lượng khoảng 4 triệu tấn mỗi năm. Vựa cá này là nguồn cung cấp  protein động vật phong phú cho cư dân lưu vực.

Con người và sinh kế

Hạ lưu vực sông Mê Công là “ngôi nhà” của hơn 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau tạo thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới. Khoảng 85% dân cư trong lưu vực là nông dân và ngư dân sống dưới mức nghèo. Mức sống bình quân của người dân trong lưu vực thấp hơn người dân nằm ngoài lưu vực của quốc gia mình.

Nông dân trong lưu vực Mê Công đã canh tác ruộng nước từ lâu đời. Ngày nay, nhiều  nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ một năm trên những vùng đất với khoảng 12.500 hệ thống tưới tiêu. Do yếu tố giá cả nông phẩm biến động, người dân chuyển dần từ canh tác lúa sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thủy sản là nguồn sống quan trọng của cư dân lưu vực. Nó không chỉ mang lại thu nhập cho ngư dân mà còn tạo việc làm cho người lao động với các nghề liên quan như sản xuất thức ăn cho cá, công cụ đánh bắt, sửa chữa tàu thuyền v.v…

Các hoạt động phát triển

Thủy điện

Với lượng nước phòng phú và địa hình tạo nên thế năng lớn cho dòng chảy, lưu vực sông Mê Công có tiềm năng rất lớn về thủy điện với tổng năng lượng kỹ thuật khoảng 53.900 MW, trong đó riêng Trung Quốc là 23.000 MW. Phần còn lại ở Hạ Lưu vực Mê Công thì dòng chính có tiềm năng thủy điện là 13.000 MW và của dòng nhánh là 17.900 MW. Tuy nhiên, nguồn năng lượng thủy điện của vùng Hạ lưu vực chỉ tập trung chủ yếu là ở Lào với 21.000 MW (chiếm tới 70%).

Hiện nay trên lưu vực phía Trung Quốc có 8 công trình thủy điện lớn đang hoạt động với tổng công suất là 15.650 MW, chủ yếu cung cấp điện cho các đô thị và công nghiệp ngoài lưu vực. Vùng Hạ lưu vực sông Mê Công cũng có tốc độ phát triển thủy điện rất mạnh mẽ, trên các dòng nhánh của sông Mê Công có khoảng 100 dự án ở Lào, 7 dự án của Thái Lan, Việt Nam và Campuchia mỗi nước có 14 dự án đã và đang được nghiên cứu xây dựng. Trong đó công suất các công trình thủy điện đã hoàn thành là là 3.235 MW và công suất các công trình đang được xây dựng là hơn 3.209 MW.

Kế hoạch xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Công từ lâu đã có nhiều tranh cãi và Chính phủ của các nước trong lưu vực luôn phải cân đối nhu cầu tăng thêm năng lượng với các mối quan ngại về kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện nay, đã có 02 công trình thủy điện trên dòng chính đã được xây dựng và vận hành ở Lào đó là Xay-nha-bu-ly (1.260 MW)  và Đôn-sa Hồng (260 MW). Các dự án thủy điện trên dòng chính ở Hạ lưu vực sông Mê Công là một vấn đề thời sự nổi bật và các nghiên cứu về tác động của các công trình này đã và đang được tiến hành.

Nông nghiệp

Nông nghiệp là nền tảng trong việc tăng trưởng kinh tế của vùng Hạ lưu vực Mê Công, mang lại sinh kế cho 70% dân số trong lưu vực với diện tích canh tác khoảng 7,8 triệu ha. Chiếm tới 80% sản lượng nông nghiệp của Vùng Hạ lưu vực là sản suất lúa nước. Lượng nước sử dụng cho tưới trong nông nghiệp khoảng 22 tỷ m3/năm chiếm 5% tổng lượng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm trên lưu vực.

Tới năm 2040, diện tích nông nghiệp ở Vùng Hạ Lưu vực Mê Công dự kiến là khoảng 9,5 triệu ha, cần lượng nước là 25 tỷ m3/năm, chiếm 6% tổng lượng nước trên lưu vực.

Giao thông, thương mại và du lịch

Từ lâu, sông suối là đường vận chuyển hàng hóa chính trong lưu vực sông Mê Công. Trừ khu vực gần thác Khone ở biên giới Lào – Campuchia thì gần như toàn bộ dòng chính sông Mê Công đều có thể đi lại bằng đường thủy. Việc xây dựng hệ thống đường cao tốc châu Á bắt đầu khởi động liên kết các thành phố chính trong lưu vực. Đến nay, đã  có 18 cây cầu bắc qua sông Mê Công và trong đó có 5 cây cầu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Khi các quốc gia trong lưu vực Mê Công tiến vào kỷ nguyên hợp tác hoà bình thì nhịp độ phát triển ở nhiều lĩnh vực tăng lên nhanh chóng.Trong những năm gần đây, rất nhiều các thỏa thuận thương mại, giao thông, du lịch được ký kết. Kim ngạch thương mại của 6 nước trong lưu vực tăng nhanh.

Cùng với sự gia tăng các hoạt động thương mại và hệ thống giao thông được cải thiện, ngành du lịch trong lưu vực bắt đầu phát triển. Các cảnh đẹp thiên nhiên, sự đa dạng về văn hoá của lưu vực đang thu hút du khách đến lưu vực.