Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công là hợp phần quốc gia của Dự án vùng “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng Mê Công” (M-IWRM) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Tại Việt Nam, Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, trong đó Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam lf đầu mối với sự tham gia của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước và được thực hiện trong thời gian từ 2014 đến 2020.
Với mục tiêu chung của Dự án vùng là tăng cường thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở hạ lưu vực sông Mê Công phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững, Hợp phần quốc gia của Việt Nam có các mục tiêu cụ thể là (a) hỗ trợ Ủy ban lưu vực sông Sê San-Srepok đi vào hoạt động; (b) tăng cường giám sát tài nguyên nước ở khu vực Tây Nguyên và khu vực ĐBSCL, đặc biệt ở các khu vực gần biên giới với Campuchia và Lào; và (c) tăng cường hệ thống khí tượng thủy văn và cảnh báo sớm ở khu vực Tây Nguyên.
Dự án được thực hiện trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyênvà các tinh biên giới vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bao gồm 03 hợp phần chính:
Hợp phần 1: Hỗ trợ xây dựng thể chế trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bao gồm (a) Thành lập Tổ chức lưu vực sông Sê San – Srê-pốk và đưa Tổ chức lưu vực sông đi vào hoạt động; (b) Hỗ trợ lập quy hoạch LVS và các nghiên cứu; (c) Hỗ trợ giám sát và (d) Tăng cường năng lực.
Hợp phần 2: Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước vùng biên giới với Campuchia và Lào ở lưu vực sông Mê Công và thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nước hiện đại cho vùng lưu vực sông Mê Công của Việt Nam, bao gồm: (a) Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên nước vùng biên giới với Campuchia và Lào tại đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; (b) Thiết lập hệ thống thông tin tài nguyên nước tích hợp ở lưu vực sông Mê Công của Việt Nam.
Hợp phần 3: Tăng cường mạng lưới thông tin khí tượng thủy văn, hệ thống dự báo và cảnh báo lũ ở Tây Nguyên, bao gồm (a) Tăng cường và hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn và hệ thống cảnh báo, dự báo lũ vùng Tây Nguyên; (b) Tăng cường thể chế và năng lực; và (c) Tích hợp vào hệ thống cảnh báo sớm và dự báo của toàn vùng;
Thành quả đạt được của Dự án đối với Việt Nam gồm: